Với mục đính đánh giá kết quả thực hiện
tiến trình chuyển đổi tài liệu Chăm sóc mắt và phòng, chống mù lòa sang
ngôn ngữ ký hiệu và kết quả thí điểm tài liệu này tại cơ sở giáo dục có
học sinh khiếm thính trong việc phòng tránh bệnh tật học đường, nâng
cao chất lượng giáo dục đối với học sinh khuyết tật theo Luật Người
khuyết tật. Qua hơn 01 năm triển khai, mục tiêu chuyển sang ngôn ngữ kí
hiệu dành cho học sinh khiếm thính đạt được kết quả khả quan với các
hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1: Căn cứ Quyết định số 1078/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2020 của Bộ
GDĐT về phê duyệt tài liệu Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho học
sinh tiểu học, trung học cơ sở, Sở GDĐT đã phối hợp Quỹ Fred Hollows
triển khai chuyển ngữ cho trẻ điếc; các hoạt động được thực hiện chu
đáo, khoa học từ việc lập kế hoạch, lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp, hoàn
thiện kịch bản, nội dung chuyển ngữ, quay video và dựng phim các chủ đề
chăm sóc mắt; tổ chức các cuộc họp chuyên môn, hội thảo góp ý, hoàn
thiện tài liệu.
Hoạt động 2: Thí điểm triển khai tài liệu Chăm sóc mắt và phòng chống
mù lòa cho trẻ điếc gồm 2 giai đoạn: Tập huấn kĩ năng dạy lồng ghép chăm
sóc mắt cho 26 giáo viên dạy cho trẻ điếc tại các trường/trung tâm (Kết
quả 100% giáo viên nắm vững kiến thức, phương pháp dạy lồng ghép và các
cộng cụ hỗ trợ việc dạy học cho trẻ điếc được hiệu quả như phương pháp
đặt câu hỏi, phản hồi, với các công cụ tham gia như thẻ màu, động não,
thảo luận nhóm, cây vấn đề…; Áp dụng thành thạo trong quá trình dạy thí
điểm và truyền thông cho học sinh khiếm thính tại các trường/trung tâm.
Hoạt động 3: Tổ chức sàng lọc và khám chuyên khoa mắt cho học sinh
điếc, 100% học sinh điếc được giáo viên sàng lọc bằng công cụ đo thị lực
rút gọn 4m để xác định dấu hiệu suy giảm thị lực cũng như các bệnh về
mắt. Dự án đã tổ chức đoàn khám cho 168 học sinh và cấp 105 đôi kính cho
học sinh tại 4 trường/trung tâm chăm sóc trẻ điếc: Trung tâm nuôi dạy
trẻ khó khăn thành phố Đà Nẵng, Trường Chuyên biệt Tương Lai; Trung tâm
Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Đà Nẵng; Trung tâm Giáo dục và hỗ
trợ người điếc miền Trung.
Hoạt động 4: Tổ chức các sự kiện truyền thông chăm sóc mắt cho 587 học
sinh khuyết tật trong đó có 177 học sinh khiếm thính tại các trung tâm
và trường chuyên biệt trên địa bàn thành phố. Các sự kiện truyền thông
được các trung tâm và trường tổ chức thông qua nhiều hình thức phong phú
như: truyền thông nhóm, truyền thông bằng nghệ thuật (kịch, múa…); tổ
chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu kiến thức mắt, xem video và thảo luận
các chủ đề chăm sóc mắt....
Hoạt động 5: Đánh giá mức độ phù hợp của 4 video Tài liệu chăm sóc mắt
dành cho trẻ điếc, sau khi hoàn thành việc dạy thí điểm tại các trung
tâm và trường chuyên biệt, BQLDA đã phối hợp với Quỹ FHF thực hiện đánh
giá tính phù hợp của các video chuyển ngữ tài liệu CSM qua 3 cạnh chính:
nội dung, cấu trúc, hình ảnh; tổ chức khảo sát và hỏi ý kiến 33 cán bộ
quản lí giáo viên của các trung tâm và trường chuyên biệt đã tham gia
tập huấn và dạy thí điểm.
Theo các nghiên cứu về chăm sóc mắt, tỷ lệ bị tật khúc xạ trên toàn cầu
có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2000 có khoảng 1.406 triệu
người bị cận thị (chiếm 22,9% dân số thế giới); trong đó 163 triệu người
bị tật cận thị nặng (chiếm 2,7% dân số thế giới) thì ước tính đến năm
2050 sẽ có 4.758 triệu người bị tật cận thị (chiếm 49,8% dân số thế
giới) và 938 triệu người bị cận thị nặng (chiếm 9,8% dân số thế giới).
Theo kết quả điều tra cuối dự án do Viện Nghiên Cứu Mekong thực hiện tại
ba tỉnh dự án năm 2019 thì tỷ lệ mắc tật khúc xạ nói chung bao gồm cả
các trường hợp đã được chỉnh kính ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở
(6 -15 tuổi) tại ở thành phố Đà Nẵng 49,02%. Do vậy, việc triển khai
tài liệu chuyển sang ngôn ngữ kí hiệu dành cho học sinh khiếm thính về
giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho đối tượng học sinh
khuyết tật câm điếc là rất cần thiết.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Ngọc Hoàng Vương, Trưởng phòng Giáo dục
Chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên Sở Giáo dục và Đào tạo đại
diện lãnh đạo Sở GDĐT đánh giá cao việc nỗ lực phối hợp hoàn thiện, thí
điểm triển khai chuyển ngữ bộ tài liệu sang ngôn ngữ dành cho học sinh
sinh khiếm thính và đặc biệt hơn mục tiêu nhân văn ý nghĩa này hoàn
thành trong thời điểm cả nước đang tổ chức rất nhiều hoạt động dành cho
trẻ em nhân hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2023.
Một số hình ảnh tại Hội thảo